Giỏ Hàng (0)
Không có sản phẩm nào trong giỏ.
Ho là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Cơn ho thường là dấu hiệu của cơ thể trẻ đang phản ứng với một số yếu tố tác động từ bên ngoài. Do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng ho ở trẻ, nên trong điều trị phải hết sức thận trọng và đúng cách.
Ở điều kiện sinh lý bình thường, ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Chính nhờ các phản xạ ho này, bằng sự thở ra rất mạnh giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt.
Mục lục [Hiển thị]
Cũng có thể gây ra ho kéo dài, ngứa cổ họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban. Để biết chính xác, bạn nên đưa trẻ làm các xét nghiệm để tìm ra các chất gây dị ứng. Những thứ dễ gây dị ứng thường có trong thực phẩm, phấn hoa, lông vật nuôi và bụi.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài ở trẻ em. Bệnh xuất hiện do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ. Trẻ thường bị ho kéo dài trên 6 - 7 ngày. Ngoài triệu chứng ho kéo dài, bệnh nhi còn có các triệu chứng khác như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi,...
Các nguyên nhân này đều có thể khiến cơn ho của trẻ kéo dài. Cảm lạnh có thể gây ra cơn ho từ nhẹ đến trung bình, trong khi những cơn ho do cúm gây ra thường ở mức độ nghiêm trọng hơn. Nếu bị viêm thanh khí phế quản, bé sẽ ho nhiều vào ban đêm và có kèm theo thở khó. Những trường hợp nhiễm virus không được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát cơn ho bằng các loại thuốc khác.
Đây một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng ho ở trẻ. Tuy nhiên, bạn khó có thể chẩn đoán bệnh vì các triệu chứng ở mỗi trẻ có thể khác nhau. Triệu chứng bạn dễ nhận ra trẻ đang bị hen suyễn là khò khè, trẻ thường bị vào ban đêm. Điều trị bệnh hen suyễn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và có thể bao gồm việc hạn chế khói, bụi, ô nhiễm không khí hoặc nước hoa. Tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu bạn thấy con có các triệu chứng hen suyễn.
Các triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ em như ho, thường xuyên nôn, hơi thở có mùi hoặc bị ợ nóng. Việc điều trị trào ngược axit còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, kỹ thuật y tế và các vấn đề khác.
Khi bị mắc dị vật trong đường thở, trẻ sẽ có biểu hiện ho sặc sụa, có cơn ngạt thở, tím tái, chảy nước mắt nước mũi, vã mồ hôi,... Trong trường hợp dị vật đường thở bị bỏ quên, trẻ sẽ bị ho kéo dài và viêm phổi tái phát.
Xơ nang thường gặp ở trẻ nhỏ cùng các cơn ho có đờm vàng hoặc xanh nhạt và đó được xem là một trong những dấu hiệu nặng nhất mà bé gặp phải. Các dấu hiệu khác của xơ nang như là viêm phổi tái phát và nhiễm trùng xoang, bé không có dấu hiệu tăng cân, mồ hôi có vị mặn.
Nguyên nhân gây ho kéo dài cũng thay đổi theo tuổi:
Trẻ nhũ nhi: ho kéo dài do nhiễm trùng (virus hô hấp, ho gà, nhiễm vi khuẩn không điển hình, lao...), hen phế quản, dị tật đường hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày- thực quản.
Trẻ nhỏ: hen phế quản, trào ngược dạ dày- thực quản, tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm virus đường hô hấp, dị vật đường thở bỏ quên.
Trẻ lớn: lao, hen phế quản, hội chứng chảy mũi sau, giãn phế quản, ho do tâm lý.
Tính chất ho có thể gợi ý một số nguyên nhân như:
Ho có đàm ( ho dị ứng, hen…)
Ho cơn đỏ mặt ( ho gà, dị vật đường thở, ho do vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma, Chlamydia…)
Ho về đêm ( viêm mũi xoang, hen..)
Ho sau khi bú, sau khi ăn, ho khi nằm (trào ngược dạ dày – thực quản).
Ho sau vận động – gắng sức (hen)
Không bao giờ ho lúc ngủ chỉ ho khi thức (ho do tâm lý)
Bé bị ho tùy trường hợp mà nguyên nhân và cách xử lý sẽ khác nhau. Sau đây là các loại ho thường gặp nhất ở trẻ.
Ho khan
Bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (vùng mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, ho khan cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Những nguyên nhân khác bao gồm: Bé tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá từ người lớn.
Ho đờm
Ho đờm được gây ra bởi chất dịch nhầy ở đường hô hấp dưới của bé. Nguyên nhân thường gặp của ho có đờm là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và bệnh hen suyễn. Qua đó, cơn ho sẽ loại bỏ chất dịch (đờm) qua đường hô hấp dưới.
Ho gà
Các triệu chứng của ho gà tương tự như cảm lạnh, tuy nhiên các cơn ho càng lúc càng nặng hơn, nhất là vào ban đêm. Khi bé ho gà, âm thanh phát ra giống những tiếng rít. Các cơn ho gà gây ra hiện tượng khó thở và mặt bé trở nên tím tái vì bị thiếu oxy.
Bạn nên để bé có thời gian được nghỉ ngơi nhiều hơn. Tăng cường cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình để nâng cao sức đề kháng. Bé cần bổ sung nhiều nước cũng như các chất điện giải để chống lại nguy cơ bị nhiễm trùng.
Sử dụng đúng liều paracetamol đối với trẻ hoặc trẻ sơ sinh. Những loại thuốc giảm đau này có tác dụng làm giảm cơn sốt của bé. Bạn có thể sử dụng paracetamol cho trẻ sơ sinh từ hai tháng trở lên nếu con được sinh ra sau 37 tuần và nặng hơn 4kg. Bạn có thể cho trẻ sơ sinh dùng ibuprofen nếu trẻ được 3 tháng tuổi hoặc lớn hơn và nặng ít nhất là 5 kg.
Tắm hơi có thể giúp làm giảm cơn ho của bé. Bạn có thể thử ngồi với bé trong phòng tắm và sử dụng nước ấm hoặc nước nóng. Không khí ấm áp và lượng hơi nóng sẽ giúp thư giãn đường hô hấp của bé. Bạn nên thận trọng giữ bé tránh xa nguồn nước nóng để đề phòng bé bị bỏng.
Nếu con của bạn đã hơn một tuổi, bạn có thể pha cho bé một ly nước ấm với mật ong và chanh. Bố mẹ lưu ý không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng những thức uống này, vì chúng có thể gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ mật ong.
Bệnh ho của bé khi nào cần đến khám bác sĩ? Thực chất, không phải khi nào bé bị ho cũng cần được bác sĩ thăm khám đặc biệt. Tuy nhiên, bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức đối với cơn ho kèm theo một trong các dấu hiệu sau đây.
Cảm thấy khó chịu khi thở hoặc nói chuyện
Ho kèm nôn mửa
Mặt hay da môi tím khi ho
Chảy nước dãi hoặc khó nuốt
Tỏ vẻ rất yếu ớt hoặc mệt mỏi
Bản thân bé hoặc bố mẹ cảm thấy có dị vật bị kẹt trong họng
Đau ngực khi thở sâu
Ho và thở khò khè
Ho có nhầy vàng, xanh hoặc đỏ như máu
Bé dưới 4 tháng tuổi có nhiệt độ tại trực tràng trên 39° C (không được cho trẻ uống thuốc hạ sốt)
Bé bú kém hoặc bỏ bú
Sốt hơn 38°C khi 3 – 6 tháng
Khi bé ho nhiều, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Thực tế, hầu hết các bác sĩ đều không khuyến khích việc bố mẹ tự ý cho trẻ nhỏ dùng thuốc. Đặc biệt hiện nay, tình hình đề kháng kháng sinh đang gia tăng nhanh chóng. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi, thậm chí đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi cũng nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bé được 6 tuổi, bố mẹ có thể đến nhà thuốc mua thuốc ho cho bé, tuy nhiên cần sử dụng theo hướng dẫn của dược sĩ đứng quầy, lưu ý liều lượng phù hợp của thuốc đối với độ tuổi của trẻ. Không nên cho trẻ dùng nhiều hơn 2 loại thuốc trong cùng một thời điểm, bởi vì trong mỗi thuốc thường có nhiều thành phần hoạt chất khác nhau và rất có thể bạn sẽ vô tình cho trẻ dùng một hoạt chất nào đó quá liều lượng, dễ dẫn đến tác dụng không mong muốn.
Kẹo ngậm và một số loại thuốc có thể làm giảm đau họng do ho. Lưu ý không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi.
Một vài loại thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn có thể không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi vì nguy cơ xuất hiện các phản ứng có hại.
Nên sử dụng thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ.
Chế độ ăn uống của trẻ cần hạn chế các loại thực phẩm sau: chocolate, bạc hà, thức ăn dầu mỡ béo, cay, các chất kích thích và thức uống có ga.
Chia nhỏ bữa ăn và nên cho trẻ ăn ít nhất hai giờ trước khi ngủ. Nếu tình trạng ho của bé tiếp tục không thuyên giảm, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Ho là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Phụ huynh nên dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cụ thể để dễ dàng hơn trong việc xác định phương hướng, để có thể thăm khám chuyên khoa và điều trị thích hợp nhất cho bé.